Cách nhận biết cường độ chịu lực của thép xây dựng
Cách nhận biết cường độ chịu lực của thép xây dựng như thế nào?
Cách nhận biết cường độ chịu lực của thép xây dựng như thế nào?. Thực tế không phải ai cũng hiểu được, nhất là đối với những người không phải là chuyên môn.
Sau đây mình xin chia sẻ cho các bạn hiểu rõ về các nhận biết cường độ chịu lực của thép xây dựng như thế nào nhé !.
Cường độ chịu lực của thép xây dựng là “khả năng chịu tải trọng của thép” trong kết cấu công trình. Tùy vào vị trí kết cấu mà thép sẽ chịu lực kéo hay lực nén. Khả năng chịu kéo và chịu nén của thép xây dựng là giống nhau. Để sắp xếp và phân loại cường độ chịu lực của thép xây dựng, người ta quy ước là “mác thép”. Để hiểu rõ về mác thép là gì và cách phân loại mác thép, bạn có thể xem thêm tại đường link bên dưới.
Cường độ chịu lực của thép phụ thuộc vào đường kính lớn hay nhỏ. Đơn vị đo cường độ là Lực trên diện tích mặt cắt ngang của cây thép (đơn vị là N/mm2, KN/cm2….). Ví dụ Thép có cường độ là 390N/mm2 có nghĩa là trên một mm2 thép có khả năng chịu kéo hoặc chịu nén giới hạn là 390N (tương đương 39 kg)
Thép có nhiều cường độ khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ hợp chất cấu thành nó. Thông thường thép xây dựng phổ biến có cường độ giao động từ 210N/mm2 tới 500N/mm2. Tùy theo cấp công trình (quy mô lớn hay nhỏ, cao tầng hay thấp tầng) chúng ta có thể lựa chọn loại thép phù hợp để không gây lãng phí.
Để biết phạm vi áp dụng của từng loại cường độ thép trong thực tế bạn có thể tham khảo ở đây.
Như đã nói ở trên, Cường độ chịu lực của thép thể hiện ở ký hiệu mác thép (thông thường mác thép được ghi rõ trên cây thép).
Ví dụ:
-Trên cây thép ghi là CB30 hoặc CB300, có nghĩa là cường độ thép là 300N/mm2
-Trên cây thép ghi là CB40 hoặc CB400, có nghĩa là cường độ thép là 400N/mm2
-Trên cây thép ghi là SD390, có nghĩa là cường độ thép là 390N/mm2
Con số đằng sau, trên mác thép, thể hiện cường độ chịu lực của thép.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc hiểu và nhận biết về cường độ chịu lực của thép.
Xin chân thành cảm ơn.